Tỷ lệ sở hữu ô tô của người Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á
- T4, 01 / 2021
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phổ cập ô tô nhằm mục tiêu “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Xét về tỷ lệ sở hữu ô tô của nước ta hiện nay đứng gần vị trí cuối bảng trong khu vực Đông Nam Á. Con số này cụ thể như nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Tỷ lệ sở hữu ô tô của người Việt Nam
Theo như dữ liệu mới nhất từ trang web Seasia, Việt Nam đứng vị trí gần cuối bảng với tỷ lệ 23 xe/1000 người dân. Trong đó, vị trí đầu bảng thuộc về Brunei với tỷ lệ 721 xe/1000 người dân. Tiếp theo ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Malaysia (443 xe/1000 người dân) và Thái Lan (225 xe/1000 người dân).
Mặc dù tỷ lệ sở hữu xe ô tô ở Việt Nam không nhiều nhưng giao thông trong nước vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái ùn tắc trong các khung giờ cao điểm. Tình trạng này vẫn liên tục kéo dài và dường như chưa có phương án giải quyết. Cũng vì lý do này, mà nhiều người không tỏ ra thất vọng khi tỷ lệ sở hữu ô tô của nước ta thấp đến vậy. Bởi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, nếu tỷ lệ sở hữu ô tô tăng lên, nhưng hạ tầng giao thông lại không được khắc phục, đổi mới. Thì chắc chắn việc tắc đường trong các thành phố còn trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tê liệt.
Theo chia sẻ của một số đơn vị chuyên môn, 2012 – 2016 là giai đoạn Việt nam có mức độ tăng trưởng cao nhất so với các nước lân cận, đạt mức 38%. Thế nhưng, số lượng ô tô được đăng đý tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.
Việc sở hữu ô tô phục vụ cho mục đích đi lại là mong muốn của bất kỳ người nào. Thế nhưng, nếu tỷ lệ sở hữu ô tô trong nước tăng cao thì câu hỏi đặt ra lúc này là: “Tình trạng giao thông ở Việt Nam sẽ như thế nào?”. Và “Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?”. Đây vốn là vấn đề mà luôn nhận được sự quan tâm, chú ý và tìm kiếm phương án khắc phục của Nhà nước.
Lợi thế của việc tỷ lệ sở hữu ô tô cao
Ngòài vấn đề của từ việc tình trạng giao thông kể trên, thì không thể phủ nhận rằng nâng cao tỷ lệ sở hữu ô tô chính là nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Khi sở hữu ô tô, người dân có thể sống và làm việc xa các khu trung tâm. Như vậy, tỷ lệ xe cộ trong các trung tâm thành phố sẽ được giảm xuống. Hơn nữa, việc người dân di chuyển đến các ô ngoại thành để sinh sống cũng phần nào khiến thị trường bất động sản tại khu trung tâm giảm nhiệt, giá đất bình ổn.
Tóm lại, tỷ lệ sở hữu ô tô của người Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á tương đối thấp. Cùng với việc thúc đẩy, hỗ trợ người dân sở hữu ô tô thì Nhà nước cần phải có các chủ trương, đường lối để hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ. Nhằm đảm bảo rằng các phương tiện đều di chuyển một các thuận lợi, an toàn nhất có thể.
>>> Tham khảo: Hãng xe nào bán được nhiều nhất tại Việt Nam 2020